Không hút thuốc, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động, ăn uống lành mạnh có thể làm chậm quá trình sa sút trí tuệ khi về già.
Sa sút trí tuệ là tình trạng mạn tính có thể gây suy nhược, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, suy nghĩ và lý trí của con người. Triệu chứng của sa sút trí tuệ thường nghiêm trọng hơn theo thời gian, ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày.
Theo Hiệp hội Alzheimer (Mỹ), lão hóa và di truyền là hai yếu tố phổ biến nhất gây sa sút trí tuệ. Những người trên 75 tuổi, trong gia đình có thành viên mắc bệnh này là nhóm có nguy cơ cao. Dưới đây là một số thay đổi lối sống bạn có thể áp dụng để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, theoMedical News Today.
Không hút thuốc:Người hút thuốc lá có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn 30% và Alzheimer cao hơn 40% so với người không hút thuốc. Nguy cơ này cũng cao hơn nếu người hút thuốc đã lớn tuổi.
Các nhà khoa học giải thích, hít phải khói thuốc lá đẩy nhanh quá trình căng thẳng oxy hóa, là khởi đầu của chứng sa sút trí tuệ. Thuốc lá còn làm hỏng cấu trúc của mạch máu, khiến máu khó lưu thông lên não, giảm mức oxy trong máu.
Hạn chế rượu bia: Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương não, gây ra các rối loạn cách thức hoạt động của não. Uống rượu nhiều trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến thiếu vitamin thiamine B1 và hội chứng Korsakoff (chứng rối loạn trí nhớ ngắn hạn). Để phòng bệnh, nên hạn chếrượu bia, mức khuyến cáo là chỉ nên uống hai cốc mỗi ngày với nam và một cốc mỗi ngày với nữ.
Hoạt động thể chất thường xuyên: Giáo sư, Tiến sĩ Anton Porsteinsson, Giám đốc chương trình về bệnh Alzheimer, tại Trung tâm Y tế Đại học Rochester (Mỹ), chia sẻ vớiMedical News Today, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khỏe. Đây là cách hiệu quả góp phần giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chíThần kinh học JAMA(Mỹ) chỉ cần tăng số bước đi bộ mỗi ngày, bạn có thể giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Cụ thể, người đi bộ khoảng 10.000 bước mỗi ngày giảm 50% nguy cơ sa sút trí tuệ; 4.000 bước mỗi ngày giảm 25% nguy cơ.
Ăn uống lành mạnh:Bạn có thể áp dụngchế độ ăn uốnggiữ gìn vóc dáng để giảm khả năng sa sút trí tuệ. Chế độ ăn kiêng lành mạnh bao gồm nhiều trái cây và rau, quả hạch, các loại hạt, dầu ô liu, cá, sữa, trứng và thịt đỏ. Bạn nên hạn chế thực phẩm đã qua chế biến, tăng cường ăn uống cân bằng, đa dạng thực phẩm tươi sống.
Ngủ đủ giấc: Theo Hiệp hội Alzheimer (Mỹ), rối loạn giấc ngủ có liên quan đến nhiều loại bệnh mất trí nhớ, đáng chú ý nhất là bệnh Alzheimer. Người có giấc ngủ kém thường bị ảnh hưởng bởichứng sa sút trí tuệvà chứng mất trí nhớ. Chu kỳ ngủ - thức là 24 giờ mà cơ thể trải qua mỗi ngày, đảm bảo cho hoạt động vào ban ngày và buồn ngủ lúc về đêm. Chu kỳ này thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề về lưu trữ ký ức.
Vì vậy, ngủ đủ giấc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ theo tuổi tác.
Ý kiến ()